Vào năm 1936, trước khi Thế chiến II bắt đầu, các quốc gia trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn thăm dò phát triển xe tăng . Một số quốc gia ủng hộ việc sử dụng xe tăng làm mũi nhọn tấn công, trong khi một số nước khác cho rằng xe tăng chỉ là phương tiện che chở cho bộ binh.
Trong thời gian này, các quốc gia đã đưa ra nhiều mẫu xe tăng kỳ lạ được thiết kế cho mục đích riêng của mình, bao gồm cả xe tăng hình cầu. Mặc dù xe tăng hình cầu có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng Liên Xô lại là quốc gia phát triển thành công đầu tiên khi đó.
Tại thời điểm đó, Liên Xô là quốc gia chế tạo xe tăng lớn nhất ở châu Âu. Mặc dù lúc đó Quân đội Liên Xô chỉ có quy mô hơn 1 triệu quân, nhưng lại được trang bị gần 20.000 xe tăng.
Trong đó, chủ yếu là xe tăng BT-5 và T-26, mặc dù hai mẫu xe tăng này có khả năng cơ động tốt, nhưng khả năng phòng thủ của chúng khá yếu và sức mạnh của tháp pháo không có gì nổi bật.
Để tích hợp các ưu điểm của hai xe tăng này và giải quyết những thiếu sót của chúng, Liên Xô đã phát triển một trong những điều kỳ lạ nhất, đó là xe tăng hình cầu có tên là SHT-1A.
Tháng 4/1941, Liên Xô tiến hành thử nghiệm xe tăng hình cầu SHT-1A, các thử nghiệm cho thấy bánh xích của xe tăng là không khả thi, và đã thay đổi thành 2 bánh xích với kích thước rộng hơn, bao trùm thân xe.
2 bánh xích này cho phép thão dỡ dễ dàng, mặc dù xe tăng vẫn có thể cơ động ngay cả khi bánh xích bị hỏng, nhưng khả năng cơ động của xe tăng lại giảm mạnh.
Vũ khí trên xe cũng thay đổi, tháp pháo chính trên xe được thay đổi thành 2 tháp pháo nòng ngắn L-10 76mm, mặc dù có thể tấn công ở nhiều hướng nhưng hỏa lực không mạnh.
Do hình dạng tròn như quả bóng, nó có thể chịu được sự tấn công trực tiếp pháo của xe tăng 37 mm hoặc 47 mm vào thời điểm đó.
Ngoài các vấn đề hỏa lực, xe tăng còn tồn tại nhiều nhược điểm khác như trọng tải của xe tăng chỉ khoảng 20 tấn nên dễ bị lật khi chuyển hướng.
Ngoài ra, do thiết kế hình cầu nên không gian trong xe nhỏ hẹp, kíp lái gần như không thể “động đậy”, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chiến đấu của xe tăng. Đồng thời, do không thể giải quyết được vấn đề thông gió, nên kíp lái đã “hưởng” đa số khí độc do động cơ thải ra.
Vào giữa năm 1942, Liên Xô dừng phát triển xe tăng SHT-1A, đồng thời tiến hành chế tạo xe tăng SHT-2T, đây là phiên bản cải tiến của SHT-1A.
SHT-2T có trọng tải lên đến 35 tấn, với lớp giáp dày hơn và thân xe lớn hơn. Vũ khí chính của xe tăng này cũng được đổi thành pháo ML-20 152mm chế tạo năm 1937 mạnh hơn.
Nhiệm vụ chính của xe tăng này là tấn công và phá vỡ tuyến phòng thủ của kẻ thù. Có thông tin cho rằng, SHT-2T đã được đưa vào thực chiến, tuy nhiên đến nay vẫn không có căn cứ chính xác cho thông tin này.
Có thể nói, các mẫu xe tăng hình cầu này chỉ dừng ở thử nghiệm và không được sản phiên dịch xuất hàng loạt. Tuy nhiên, việc chế tạo thành công xe tăng hình cầu đã mở ra một hướng phát triển mới trong ngành chế tạo xe tăng của Liên Xô.
Trên cơ sở những thành quả đã đạt được, người Liên Xô tiếp tục cải tiến loại xe tăng này, từ đó cho ra đời tăng T-34 “huyền thoại” đã lập nên nhiều chiến công vang dội cho Liên Xô.
Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945). T-34 đã cách mạng hóa cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên thế giới.
Mặc dù về giai đoạn sau chiến tranh có nhiều xe tăng mang giáp trụ và hỏa lực nổi trội hơn T-34, nhưng nó vẫn được đánh giá là loại xe tăng hiệu quả nhất và có thiết kế gây ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét